Bé Đi Học Hay Ốm

Bé Đi Học Hay Ốm

Trẻ mới đi học sẽ tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh, trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị ho, sốt, viêm tai giữa... lặp lại, gọi là "hội chứng nhà trẻ".

Trẻ mới đi học sẽ tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh, trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị ho, sốt, viêm tai giữa... lặp lại, gọi là "hội chứng nhà trẻ".

Sức đề kháng của trẻ còn yếu

Phần lớn trẻ đi học hay bị ốm là do sức đề kháng yếu. Sức đề kháng là khả năng tự phòng vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập gây hại của các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,... Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có hệ miễn dịch mạnh mẽ, rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi về môi trường hoặc thói quen sinh hoạt. Hơn nữa, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và bậc tiểu học do chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh truyền nhiễm, do đó càng dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra, một số lý do khác khiến trẻ đi học hay bị ốm như: Trẻ vui chơi quá sức, không đảm bảo vệ sinh cá nhân. Trường học không vệ sinh lớp học thường xuyên, an toàn thực phẩm không được đảm bảo,...

Trẻ không được chăm sóc kỹ như ở nhà

Khi ở nhà trẻ được cha mẹ chăm sóc, bao bọc tốt hơn và được quan tâm nhiều hơn là khi đi học. Bởi vì ở trường học có rất nhiều trẻ nên các thầy cô không thể quan tâm, chăm sóc từng bé nhiều như ở nhà cha mẹ vẫn chăm sóc cho con được. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt ở trường học có thể điều độ hơn nhưng chất lượng bữa ăn có thể không được như ở nhà. Một số trẻ chưa quen với thức ăn ở trường hoặc kén ăn có thể trẻ sẽ bỏ ăn, ăn ít, quấy khóc không chịu ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ có thể thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân và không có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh nên trẻ rất dễ bị ốm.

Những bệnh thường gặp khi trẻ đi học

Tình trạng trẻ đi học hay bị ốm hiện nay rất phổ biến khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Sau đây là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đến trường:

Các biện pháp không dùng thuốc

Có rất nhiều biện pháp xử trí tự nhiên mà không cần sử dụng thuốc giúp trẻ giảm các triệu chứng ốm các mẹ có thể thử áp dụng:

- Giữ cho trẻ nghỉ ngơi và đủ giấc ngủ: Nghỉ ngơi và đủ giấc ngủ sẽ giúp cơ thể trẻ hồi phục và tăng cường đề kháng.

- Rèn cho bé thói quen đơn giản hằng ngày như không dụi mắt, không cắn móng tay, giữ cơ thể sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

- Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

- Cung cấp đủ nước cho trẻ: Giúp trẻ uống đủ nước, chẳng hạn như nước tinh khiết, nước trái cây tự nhiên hoặc nước ép để giúp cơ thể trẻ thải độc tố và giúp họ phục hồi nhanh chóng.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ: Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ sự phục hồi.

- Đảm bảo môi trường trẻ tiếp xúc luôn sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh bé như phòng ngủ, đồ chơi,...

- Điều chỉnh nhiệt độ môi trường: Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho trẻ không bị quá nóng hoặc quá lạnh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh chóng hồi phục.

- Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Khi trẻ bị ốm nặng hơn như ho, ho khan, sốt cao, viêm họng,... các mẹ nên có biện pháp sử dụng thuốc điều trị bệnh để con nhanh khỏi bệnh, tránh việc trẻ ốm kéo dài khiến trẻ mệt mỏi cũng như sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Các mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ, dược sĩ có thể tư vấn, kê đơn thuốc đúng bệnh tình khi trẻ bị ốm. Tránh lạm dụng kháng sinh cho trẻ đi học hay bị ốm vì thuốc có thể gây tác dụng ngược, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của trẻ và khiến trẻ càng phụ thuộc thuốc hơn.

Tùy vào mức độ và thể bệnh, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con mình và tránh lây bệnh cho cả các trẻ khác ở trường học. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ ở nhà khi trẻ gặp các triệu chứng như:

- Trẻ ho nhiều, sổ mũi, đau họng

- Trẻ sốt trên 38 độ và cha mẹ chỉ đưa con quay lại trường sau khi trẻ hạ sốt ít nhất 24 tiếng

- Trẻ mệt mỏi, đau đầu chưa rõ nguyên nhân

- Trẻ mắc các bệnh truyền nhiêm dễ lây lan

Cách phòng tránh - tăng cường đề kháng cho trẻ đi học hay bị ốm

Các cách phòng tránh và tăng cường đề kháng cho trẻ khi đi học hay bị ốm để cơ thể trẻ khi đi học luôn khỏe mạnh:

- Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách: Dạy trẻ rửa tay tay sạch sẽ đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi về nhà hoặc đến trường. Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên để tránh bụi bẩn và vi khuẩn.

- Dạy trẻ khi đi học dùng riêng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc, bình nước,...

- Hướng dẫn trẻ sử dụng khăn giấy khi ho, hắt hơi hoặc la hét, hướng dẫn trẻ về cách che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi bằng khăn tay hoặc khăn giấy.

- Trẻ được đảm bảo tiêm đầy đủ các loại vaccine theo lịch tiêm chủng.

- Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và đề kháng của cơ thể.

- Cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung những dưỡng chất còn thiếu. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và thức ăn có chứa đường, béo, và muối. Cho trẻ uống nước cam, nước ép cà rốt, sữa chua, hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

- Đảm bảo các phòng học, khu vực sinh hoạt của trẻ được vệ sinh thường xuyên và đảm bảo thông gió.

- Giám sát và kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các triệu chứng bệnh.

- Nếu trẻ có triệu chứng bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh, hãy cho trẻ nghỉ học và điều trị sớm tại nhà hoặc cơ sở y tế.

Bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp do virus là bệnh thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp là: sốt cao hoặc vừa, hắt hơi, ho, nghẹt mũi, chảy mũi, khàn giọng,… Mỗi khi thời tiết trở lạnh là trẻ lại bị ho cho dù các mẹ đã chăm rất kỹ. Nguyên nhân một phần do trẻ càng nhỏ thì hốc mũi càng hẹp. Khi trẻ nhiễm bệnh, chất nhầy sẽ tăng tiết hơn càng khiến hốc mũi hẹp hơn, việc trẻ thở bằng mũi sẽ khó khăn hơn.

Trẻ đi học hay bị ốm do nhiễm khuẩn đường hô hấp bởi môi trường trường học là nơi thích hợp cho việc phát tán virus, đặc biệt các virus đường hô hấp như virus cúm, COVID-19,... Cha mẹ nên cho trẻ đi khám và được điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện khi trẻ ốm mãi không khỏi hoặc khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, gây rất nhiều khó chịu cho bé.

Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ khi đi học, được gây ra bởi virus. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, ho và đau cơ.

Triệu chứng điển hình là trẻ bị sốt đột ngột. Những cơn sốt có thể đến 39 độ C thậm chí cao hơn, sốt kéo dài liên tục. Khi uống thuốc hạ sốt thì thân nhiệt cũng sẽ chỉ hạ xuống một thời gian ngắn và tăng trở lại sau đó. Đi kèm những cơn sốt thì trẻ đôi khi còn bị phát ban, bị đau bụng, nôn hoặc bị tiêu chảy.

Nhiều trẻ khi đi học còn rất dễ bị mắc phải các căn bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do virus hoặc vi khuẩn, bị ngộ độc thức ăn, trẻ ăn phải các loại thức ăn bị ô nhiễm hoặc bị dị ứng.

Đây là bệnh lý viêm cấp tại niêm mạc màng nhầy thanh quản với biểu hiện đặc trưng là đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng do hiện tượng viêm tại dây thanh âm. Viêm thanh quản xảy ra phổ biến ở trẻ trong giai đoạn 7-36 tháng và bị nhiều vào những thời điểm lạnh trong năm.

Trẻ đi học mầm non rất hay mắc phải bệnh viêm tai giữa. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào ống tai và gây ra viêm nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: đau tai, tai chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài; sốt có thể lên tới hơn 39 độ C; nôn ói hoặc tiêu chảy; kém phản ứng với âm thanh;...

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý trẻ đi học dễ mắc phải nhất và lây lan rất nhanh chóng. Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc - một màng trong suốt che phủ bề mặt nhãn cầu bị viêm khiến mắt bị sưng và ửng đỏ. Bệnh trung bình có thể cải thiện dần trong 4 đến 7 ngày nếu như được điều trị đúng cách. Biểu hiện của đau mắt đỏ có thể kể đến như: Cảm thấy cộm và khó chịu ở mắt, mắt đỏ ửng lên, hay chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, sáng dậy khó mở mắt do gỉ mắt ra nhiều,...

Vì phải trẻ đi học cả ngày, trẻ thường ăn uống, ngủ trưa cùng nhau, chơi cùng nhau với đồ vật để chung, bị côn trùng cắn nên các bệnh ngoài da là bệnh ở trẻ em mầm non thường xuyên mắc và dễ lây lan. Trẻ cũng rất dễ bị dị ứng, biểu hiện như nổi mẩn ngứa, đỏ trên da thành từng dải, mảng như mề đay, thậm chí một số bé bị ho, lên cơn hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, đi ngoài lỏng.