Câu Chuyện Ý Nghĩa Về Lòng Biết Ơn

Câu Chuyện Ý Nghĩa Về Lòng Biết Ơn

Những chuyện cực ngắn dưới đây sau khi đọc xong, bạn sẽ rút ra được những bài học ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Hãy đọc ngay những chuyện cực ngắn dưới đây và xem những chuyện ngắn này nhắn nhủ tới bạn điều gì nhé!

Những chuyện cực ngắn dưới đây sau khi đọc xong, bạn sẽ rút ra được những bài học ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình. Hãy đọc ngay những chuyện cực ngắn dưới đây và xem những chuyện ngắn này nhắn nhủ tới bạn điều gì nhé!

Câu chuyện số 3: Câu chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Bài học: Nếu tự khép mình trong lớp vỏ để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân bạn sẽ trải qua một cuộc sống vô nghĩa, đánh mất giá trị của bản thân. Vì vậy, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách, can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để sống có ý nghĩa hơn, đóng góp những giá trị hữu ích cho xã hội.

Những câu chuyện hay: Hành trang lên đường, bao nhiêu là đủ?

Một chú tiểu chuẩn bị phải đi đến một nơi xa lạ để học tập. Trước khi đi, sư thầy đã hỏi rằng:

– Tuần sau ạ, con sẽ lên đường khi nhận được giày đã đặt may trước đó.

– Đừng lo, ta sẽ nhờ một số tín chủ tặng cho con.

Nhờ có sư thầy, chú tiểu đã nhận được rất nhiều giày ngay trong hôm đó. Đến sáng hôm sau, cậu bỗng được tặng một chiếc ô, thế là cậu liền hỏi:

– Vì sao tín chủ lại tặng ô cho ta?

– Sư thầy sợ rằng chú tiểu sẽ gặp mưa lớn trên đường đi, nên đã nhờ chúng tôi tặng một chiếc ô.

Thế là trong hôm đó, lại có đến hơn 50 chiếc ô được tặng cho chú tiểu. Tối đó, thầy lại gặp chú tiểu và hỏi:

– Giày và ô đã đủ cho con dùng chưa?

– Đủ rồi ạ, nhưng bây giờ đã có quá nhiều và con không thể mang đi hết được ạ!

– Không được, làm sao biết được con sẽ trải qua bao nhiêu cảnh mưa gió, ngộ nhỡ giày rách, ô hỏng hết thì con phải làm như thế nào? Có thể con sẽ gặp phải sông suối, để ta nhờ mọi người quyên tặng thuyền để con mang theo…

Lúc này, chú tiểu mới hiểu ra dụng ý của sư thầy, thế là cậu liền quỳ xuống:

– Đệ tử sẽ lập tức xuất phát và không cần bất cứ thứ gì ạ!

Bài học: Chúng ta không thể đợi đến lúc chuẩn bị xong xuôi mới bắt đầu làm việc gì đó. Hành trang của mỗi người chỉ cần có sự quyết tâm và trái tim ấm nóng là đủ.

Câu chuyện số 10: Giá trị của hòn đá

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ.Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

Bài học: Thành công hay hạnh phúc là gì? Mỗi người sẽ có định nghĩa và “định giá” khác nhau và chúng ta hãy tôn trọng sự lựa chọn đó. Hãy làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình và tự quyết định cuộc sống của bạn.

Câu chuyện số 2: Chiếc lược tình yêu

Một ngày nọ, người vợ có mái tóc dài bảo chồng hãy mua cho bà một chiếc lược mới để bà chải tóc được gọn gàng hơn. Người chồng đã xin lỗi và từ chối bà. Ông nói rằng mình còn không có đủ tiền để sửa chiếc đồng hồ đeo tay bị hỏng. Người vợ nghe vậy và không nói gì thêm.

Hôm sau người chồng đi làm, ông qua tiệm đồng hồ và bán chiếc đồng hồ của mình với giá rẻ để mua chiếc lược mới cho vợ.

Buổi tối, ông vui vẻ ngồi đợi vợ ở nhà với chiếc lược mới trên tay.

Tuy nhiên, một lúc sau, ông vô cùng sửng sốt khi thấy vợ xuất hiện với một mái tóc ngắn. Thì ra bà đã bán mái tóc của mình đi để mua cho ông chiếc dây đồng hồ mới.

Những giọt nước mắt rơi trên má họ, không phải vì những việc họ làm là vô ích, mà vì tình yêu sâu sắc mà họ dành cho nhau.

Câu chuyện hay ý nghĩa: Bánh mì cháy cũng rất ngon!

Mẹ tôi là một người bận rộn. Sau khi đi làm về, bà thường nấu những món ăn đơn giản cho bố con tôi ăn. Một tối nọ, bữa tối của chúng tôi là những lát bánh mì cháy đen như than. Tôi nhìn chúng một cách ngán ngẩm và chờ đợi xem bố tôi sẽ phản ứng như thế nào.

Thế nhưng, khác với phỏng đoán của tôi, bố lại vừa trò chuyện với mẹ và tôi, vừa ăn những miếng bánh mì một cách ngon lành. Khi mẹ xin lỗi ông vì những miếng bánh mì cháy, ông đã nói rằng ông rất thích ăn chúng.

Tôi ôm theo những câu hỏi lớn trong lòng. Sau đó, trước khi đi ngủ, tôi đã hỏi ông rằng liệu ông có thật sự thích món bánh mì cháy như lời ông nói hay không. Ông đã mỉm cười nói với tôi rằng:

– Ai mà chẳng có những lúc mắc sai lầm, như bố chẳng thể nhớ rõ sinh nhật của mẹ vậy. Chúng ta đều biết rằng mẹ đã có một ngày làm việc rất vất vả và mệt mỏi. Ăn một miếng bánh mì cháy chẳng mất mát gì cả, nhưng nếu con nói ra lời chê bai trách móc, nó sẽ gây ra một tổn thương lớn con à!

Bài học: Chúng ta cần học cách thông cảm trước những khuyết điểm và sai lầm của những người xung quanh. Bởi lẽ, không có ai trên đời này là hoàn hảo và bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm, kể cả bản thân chúng ta. Học cách bao dung và cư xử nhẹ nhàng với mọi người cũng là hạt giống gieo trồng hạnh phúc trong cuộc đời mỗi chúng ta.