Chiến dịch Điện Biên Phủ là thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm dân tộc Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từng diễn biến, chuyển động của chiến dịch luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi sát sao, kịp thời động viên, khích lệ chiến sĩ, nhân dân có niềm tin tuyệt đối vào chiến thắng cuối cùng. Ngay trước khi chiến dịch chính thức bắt đầu, một lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đã được Người gửi ra mặt trận nhằm khích lệ bộ đội ta vượt qua gian khó, hiểm nguy, hăng hái thi đua, lập thành tích.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm dân tộc Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từng diễn biến, chuyển động của chiến dịch luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi sát sao, kịp thời động viên, khích lệ chiến sĩ, nhân dân có niềm tin tuyệt đối vào chiến thắng cuối cùng. Ngay trước khi chiến dịch chính thức bắt đầu, một lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đã được Người gửi ra mặt trận nhằm khích lệ bộ đội ta vượt qua gian khó, hiểm nguy, hăng hái thi đua, lập thành tích.
Theo đó, nguồn gốc của lá cờ bắt đầu vào cuối năm 1953, khi chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam đề xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thêu cờ, dùng làm giải thưởng luân lưu... góp phần động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua đánh giặc lập công. Lúc đó, đồng chí Vũ Anh Tài (cán bộ Ban Thi đua thuộc Cục Tuyên huấn, TCCT) được giao nhiệm vụ phác thảo mẫu cờ. Mẫu cờ được chọn là cờ đỏ sao vàng có dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng-giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch”. Đồng chí Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn lúc bấy giờ, đem mẫu cờ xin ý kiến Bác Hồ và được Bác đồng ý phê duyệt. Ngày 22-12-1953, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” chính thức được sử dụng, trở thành giải thưởng luân lưu của Bác.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, Đại đoàn 312 đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13-5-1954, trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự là đơn vị thứ hai nhận vĩnh viễn cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.
Mới đây, đến tham quan nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, các chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 chăm chú ngắm nhìn hai Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ của hai Anh hùng LLVT nhân dân: Tạ Quốc Luật và Hoàng Đăng Vinh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312), những người từng trực tiếp tham gia chiến đấu và bắt sống tướng De Castries cùng bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 22-4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra toàn diện các mặt công tác Sư đoàn 312, Quân đoàn 12.
QĐND - Cách đây 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân và các LLVT ta đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Có nhiều nguyên nhân tạo nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, trong bài này, dưới góc nhìn của công tác thi đua, chúng tôi muốn đề cập đến phong trào thi đua giành cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Bác Hồ. Đây là sức mạnh tinh thần to lớn để cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn, thử thách và giành chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 10-3-1954, ba ngày trước khi chiến dịch mở màn, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ra lời kêu gọi “Kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch tại Điện Biên Phủ”. Lời kêu gọi nhấn mạnh: “Giờ ra trận đã đến. Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên; thi đua lập công, giật lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch”. Cũng trong ngày 10-3, Đại tướng, Tổng Tư lệnh đã ban hành “5 điều kỷ luật chiến trường” để “mỗi cán bộ, chiến sĩ nhận rõ trách nhiệm của mình trước toàn quân trong cuộc chiến đấu to lớn sắp đến”.
Ngày 13-5-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Hồ Chủ tịch cho Đại đoàn 312 sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc. Ảnh tư liệu.
Từ lời kêu gọi của Tổng Tư lệnh, trên khắp mặt trận đã dấy lên phong trào nghiên cứu, quán triệt nội dung thi đua, được phản ánh sinh động trên Báo Quân đội nhân dân (xuất bản tại mặt trận). Chuyên mục “Làm sao cho xứng đáng với lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Hồ Chủ tịch?” của Báo Quân đội nhân dân là đợt sinh hoạt quán triệt mục tiêu thi đua sôi động. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá cờ trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Bác trở thành một biểu tượng trong cả chiến dịch, trong mỗi trận đánh. Ngay sau chiến thắng Him Lam ngày 13-3, hoạt động bình công đã diễn ra khẩn trương, công khai, dân chủ với việc lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” được trao tặng Đơn vị Công pháo (phiên hiệu Đại đoàn Công pháo 351). Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18-3-1954 viết: Đơn vị Công pháo là đơn vị đầu tiên đã được vinh dự nhận lá cờ ấy với những chiến công: Đội sơn pháo đã nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, chịu đựng gian khổ, 5 đêm liền không ngủ, suốt ngày không ăn, đánh hai trận liền, kỹ thuật giỏi, một khẩu đội bắn trúng 7 máy bay địch. Đội công binh mở đường thắng lợi, suốt mùa hè không nghỉ, giữ vững tuyến giao thông; không có con đường ấy, không có chiến dịch này... Bộ chỉ huy Mặt trận hoan nghênh đơn vị Công pháo đã vinh dự nhận lá cờ luân chuyển của Hồ Chủ tịch. Đồng thời, Bộ chỉ huy Mặt trận tiếp tục kêu gọi thi đua: Các đơn vị hãy ra sức thi đua giật lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Bác.
Phong trào thi đua giật cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Bác Hồ không chỉ lan tỏa đến các đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược mà còn thấm sâu vào từng cán bộ, chiến sĩ. Xem 33 số Báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận, có thể thấy số báo nào cũng dành thời lượng để phản ánh về phong trào thi đua này. Đó là gương Tiểu đội trưởng Doãn thọc sâu diệt sở chỉ huy giặc trong trận tiến công tiêu diệt đồi Độc Lập; gương chiến sĩ Vượng với một súng vẫn phòng ngự tiêu diệt hàng chục tên địch, giữ chắc trận địa đồi 836…. Nhiều kinh nghiệm quý đã được hình thành và phát triển trong chiến đấu nhằm xây dựng động cơ thi đua cho các tập thể, cá nhân. Tiểu đội Trần Can, trước giờ xuất kích, cả tiểu đội ngồi kể chuyện quê hương, gia đình cho nhau nghe. Đồng chí Tuất, một cố nông kể chuyện cả gia đình bị chết, đồng chí phải đi ở từ năm lên tám, bị đánh đập, làm lụng như trâu ngựa. Cả tiểu đội bừng bừng căm thù. Lúc bắt đầu xuất phát, anh em trao cờ "Quyết chiến quyết thắng" cho đồng chí Can và cả tiểu đội bắt tay nhau hứa hẹn lập công. Đó là kinh nghiệm “để bảo đảm liên tục thi đua, liên tục chiến đấu phải kịp thời giải quyết tư tưởng sau mỗi trận đánh” mà Báo Quân đội nhân dân đã tổng kết trong đợt tiến công lần thứ nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ…
Vậy nguyên nhân vì sao phong trào thi đua giành cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Điện Biên Phủ lại có sức sống mãnh liệt, tác động sâu sắc đến hành động của bộ đội trên chiến trường như vậy? Chúng ta có thể trả lời ngắn gọn câu hỏi này thông qua hành động lấy thân mình chèn pháo của Anh hùng LLVT nhân dân Tô Vĩnh Diện; lấy thân mình lấp lỗ châu mai của Anh hùng LLVT nhân dân Phan Đình Giót; hay Anh hùng LLVT nhân dân Trần Can, người kiên quyết giữ vững trận địa, hy sinh ngay trong thời khắc lịch sử ngày 7-5-1954… Các tấm gương “Quyết chiến quyết thắng” trên cho thấy, tinh thần và khát vọng "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" đã thấm vào trái tim, khối óc mỗi cán bộ, chiến sĩ. Nhân tố chính trị tinh thần đã trở thành nhân tố quyết định nhất, là động lực để bộ đội thi đua giết giặc lập công. Đó cũng chính là đạo đức cách mạng, là cái gốc của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Điều đó làm cho mỗi tập thể, cá nhân vừa có tinh thần quyết đánh, lại vừa biết đánh, biết thắng. Trong những tình huống cực kỳ khẩn trương ở chiến trường, hai nhân tố là dũng cảm và sáng tạo của bộ đội ta ở chiến trường Điện Biên Phủ đã làm nên chiến thắng ngoài sức tưởng tượng của bạn bè năm châu và vượt mọi tưởng tượng của kẻ thù.
Dũng cảm và sáng tạo, hai nhân tố quyết định trong phong trào thi đua ở Điện Biên Phủ, giờ đây trở thành bài học kinh nghiệm cho tất cả các đơn vị quân đội khi tổ chức Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” hiện nay.
Đại tá PGS, TS LÊ DUY CHƯƠNG - Chủ nhiệm Khoa CTĐ, CTCT, Học viện Chính trị