(THPL)Trẻ bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý thậm chí chọn tự tử như một cách để giải thoát khi bị áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chính bản thân các em - câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn là vấn đề cảnh báo bởi hệ lụy mà nó để lại.
(THPL)Trẻ bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý thậm chí chọn tự tử như một cách để giải thoát khi bị áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chính bản thân các em - câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn là vấn đề cảnh báo bởi hệ lụy mà nó để lại.
Điều kiện cần thiết đầu tiên phải có để giúp con giải toả áp lực chính là việc thừa nhận sự hiện diện của những áp lực con đang phải đối mặt. Cố gắng chối bỏ và ngó lơ những khó khăn của con chỉ khiến con cảm thấy cô độc và mệt mỏi hơn. Thừa nhận, và sau đó thể hiện sự cảm thông, chính là cách hỗ trợ bước đầu hiệu quả nhất để con đương đầu với áp lực.
Chân thành bày tỏ cảm xúc của chính mình với con cũng là một phương pháp hữu hiệu. Việc bố mẹ luôn gồng mình, chỉ cho con thấy những ưu điểm tuyệt vời của mình đúng là có thể đem đến lòng ngưỡng mộ, tuy nhiên, cũng chính điều này dễ khiến con cảm thấy bố mẹ là những hình mẫu quá hoàn hảo, khó lòng theo kịp.
Thay vào đó, những lúc mệt mỏi, căng thẳng, bố mẹ có thể ít nhiều thể hiện cho con thấy, để con có thể an ủi bố mẹ đồng thời nhìn thấy được cách bố mẹ đối mặt và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Điều này cũng tạo nên được một sự gần gũi, sợi dây gắn kết giữa bố mẹ và con, cho con vai trò là "bờ vai" xua bớt mệt mỏi cho bố mẹ, để đến khi con có áp lực hay trở ngại, con cũng sẵn sàng tìm đến bố mẹ để tâm sự và nhờ cậy.
Áp lực vẫn thường được gán ghép với các tác dụng tiêu cực vì dễ gây ra căng thẳng và nhiều tác hại không tốt cho thể chất cũng như tinh thần của con người. Vì thế, có những ông bố bà mẹ thậm chí còn muốn đi theo xu hướng “tạo cho con một tuổi thơ chỉ có hạnh phúc, hoàn toàn không có lo lắng, áp lực”.
Tuy nhiên, cuộc sống vốn dĩ là phải có những việc khó khăn. Thử tưởng tượng một bạn nhỏ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, mỗi lần gặp khó khăn đều được “giải cứu” hoặc được bố mẹ lựa chọn toàn những con đường “không có chông gai”, đến một ngày gặp một sự cố mà bạn phải đối mặt một mình, liệu bạn có thể vượt qua hay không?
Nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ phải luôn luôn làm khó, tạo cho con thật
để con rèn luyện sự kiên cường. Dù khó, nhưng có lẽ việc cân bằng cho con vẫn là điều bố mẹ cần cố gắng đạt được: vừa đủ áp lực để con có bản lĩnh nhưng đồng thời cũng cần để tâm để kịp thời phát hiện những tín hiệu nguy hiểm khi con sắp không chịu nổi áp lực đang có.
Nhiều sự việc thương tâm liên quan đến vấn đề trẻ tự tử do trầm cảm, áp lực học tập vẫn thường được truyền thông nhắc tới, đặc biệt là tại những thời điểm thi căng thẳng, chuyển cấp.
Nhiều trường hợp được nhắc tới tại các hội thảo về trầm cảm học đường, diễn ra trong năm qua, như nữ sinh N.K.L học lớp 9 tại quận Đống Đa tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội. Sáng cùng ngày, em đi học về trong tâm trạng không vui. Sau đó, em chia sẻ với chị về việc học tập thì đến tối đã xảy ra vụ việc đau lòng.
Hay vào 31/3/2022, một nữ sinh lớp 8 ở Bắc Ninh đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà. Theo thông tin, em có dấu hiệu trầm cảm. Sau đó vài ngày, vào tháng 4/2022, nam sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam để lại thư tuyệt mệnh rồi nhảy từ tầng 28 xuống tự tử khiến nhiều người bàng hoàng.
Giới trẻ dễ bị tổn thương tâm lý vì phải trải qua nhiều thay đổi trong cuộc sống và áp lực trong giai đoạn phát triển của mình. Trong thời điểm này, nếu gia đình đặt kỳ vọng quá cao của mình lên các em mà bỏ qua những dấu hiệu đáng chú ý, điều này có thể gây hậu quả lâu dài.
“Mình stress nhiều, phải uống thuốc an thần để ngủ mà sau đó vẫn không ngủ được…” - đây là lời tâm sự của V.T.T - sinh viên năm 3 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
Em có một anh trai và cả hai anh em đều được bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng với những việc rất phổ biến như đạt điểm cao, giỏi tiếng Anh, cố gắng thi Ielts để đi du học… Phải ôn thi đại học cùng lớp với các anh chị từ năm lớp 10, T đã dần quen thuộc với những câu nói nặng lời mỗi khi điểm số không đạt được yêu cầu.
Giai đoạn căng thẳng nhất là năm lớp 12, mẹ em luôn vào nằm trong phòng để tiện “canh chừng” con học, đề phòng em không học mà sử dụng điện thoại. T bày tỏ: “Mình biết bố mẹ kỳ vọng vì tin tưởng và yêu thương mình. Nhưng sự yêu thương này làm mình ngột ngạt quá. Lúc ấy, cảm giác như mình chỉ sống theo tiêu chuẩn của người khác. Mình cũng chẳng biết ước mơ của mình là gì nữa…”.
Sau quãng thời gian “gồng gánh” sự kỳ vọng từ gia đình, T đã mắc phải nhiều chứng bệnh tâm lý và ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Stress nhiều, mất ngủ triền miên khiến T tìm đến thuốc an thần, nhưng vẫn không thể ngủ.
T buồn bã: “Mình chỉ có thể chia sẻ những gì bố mẹ muốn nghe. Bố mẹ mong muốn mình thành công nhưng mình thì ước bố mẹ chịu lắng nghe mình”. Quá mệt mỏi, T giấu gia đình đi khám tâm lý và được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm, nhưng không thể chữa trị do không tự trả được tiền thuốc.
Lời cảnh tỉnh tới những bậc phụ huynh
Theo các nghiên cứu và số liệu thống kê, thực trạng bệnh tâm lý ở trẻ hiện đang rất đáng báo động. Cụ thể, theo Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc rối loạn tâm lý là khoảng 3-4% trên tổng số trẻ em trong nước. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Đào tạo gia đình (FRT), khoảng 27% trẻ em ở Việt Nam bị áp lực trong môi trường học tập, trong đó hơn 50% là áp lực từ phía gia đình.
Cha mẹ kỳ vọng quá cao vào con cái có thể gây ra áp lực quá lớn đối với trẻ, đặc biệt là khi áp lực này được thể hiện bằng cách yêu cầu quá nhiều về kết quả học tập, sự nghiệp, hoặc các hoạt động khác.
Cha mẹ kỳ vọng quá cao vào con cái có thể gây ra áp lực quá lớn đối với trẻ, đặc biệt là khi áp lực này được thể hiện bằng cách yêu cầu quá nhiều về kết quả học tập, sự nghiệp, hoặc các hoạt động khác.
Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị áp lực quá mức và không đủ khả năng để đáp ứng được kỳ vọng đó. Khi kỳ vọng quá cao không được đáp ứng, trẻ có thể cảm thấy thất bại, tự ti và đánh mất lòng tin vào bản thân mình. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, tự kỷ hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Ngoài ra, cha mẹ kỳ vọng quá đà có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu sự tự do và thiếu niềm vui trong cuộc sống. Khi mọi hoạt động của trẻ đều phải được kiểm soát và định hướng theo ý muốn của cha mẹ, trẻ có thể cảm thấy không được tôn trọng và không có khả năng tự quyết định trong cuộc sống của mình.
Việc nhận biết trẻ mắc bệnh tâm lý là rất quan trọng để có thể đưa ra giải pháp kịp thời và hiệu quả cho trẻ. Phụ huynh nên lưu tâm tới biểu hiện của các em để sớm có cách hành xử phù hợp. Một vài điểm thay đổi như hành vi khóc hoặc giận dữ, ít năng động, thành tích học tập sụt giảm hay tự làm tổn mình.
Để phòng tránh giới trẻ bị bệnh tâm lý, các phụ huynh nên tự điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp, theo một số các khuyến cáo sau:
1. Đừng đặt quá nhiều áp lực lên con, cần hiểu rằng con có những khả năng và giới hạn của riêng mình.
2. Không so sánh con với người khác. Phụ huynh cần tôn trọng những đặc điểm này và không so sánh con với người khác, đặc biệt là các em khác cùng lứa tuổi.
3. Tạo không gian cho con thể hiện bản thân, phát triển sở thích của mình và đồng hành và ủng hộ con.
4. Tạo ra môi trường học tập thoải mái, khuyến khích con học hỏi theo cách của riêng mình. Cần giúp con hiểu rằng học tập không phải là một áp lực mà là một trải nghiệm hữu ích và thú vị.
5. Luôn lắng nghe và trò chuyện với con để hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của con. Cần đồng hành trong suốt quá trình phát triển và giúp con vượt qua những khó khăn, thử thách.