Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Công nghệ kỹ thuật cơ, điện tử là 2 ngành học quan trọng thuộc khối kỹ thuật, nhận được sự quan tâm lớn của học sinh và phụ huynh.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Công nghệ kỹ thuật cơ, điện tử là 2 ngành học quan trọng thuộc khối kỹ thuật, nhận được sự quan tâm lớn của học sinh và phụ huynh.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại Đại học Tôn Đức Thắng được trường Đại học quốc gia Pukyong (Hàn Quốc), một trong các trường công lập đầu tiên của Busan hỗ trợ phát triển phù hợp định hướng đào tạo quốc tế. Đây là chương trình học có tính ứng dụng cao, được trang bị đầy đủ kiến thức về điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong cách mạng 4.0.
Tại đây, sinh viên được giảng dạy bởi nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn cao, được tham gia nghiên cứu cùng giảng viên. Sinh viên được đào tạo đầy đủ các lĩnh vực như: Thiết kế, chế tạo vận hành và cải tiến sản phẩm cơ điện tử; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot; Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp…Bên cạnh đó, sinh viên còn rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu xã hội và tự khởi nghiệp.
Khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
– Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
– Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.
– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: kiến thức cơ sở về thiết kế hệ thống cơ điện tử cơ bản; khả năng phân tích, nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống cơ điện tử hiện đại, các máy công cụ CNC…; khả năng thiết kế, lập trình cho các robot ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chế tạo các cơ cấu và chi tiết cơ khí, board mạch điều khiển điện tử, cơ cấu chấp hành; tư vấn, lập kế hoạch, quản lý, triển khai các dự án liên quan đến cơ điện tử; khả năng nghiên cứu, thiết kế hoặc chuyển giao công nghệ
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử luôn được trang bị những thiết bị học tập hiện đại
Với tiến trình phát triển kinh tế thần tốc như hiện nay, đa phần các doanh nghiệp trong nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Vậy nên nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng có chiều hướng gia tăng cùng cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
Hy vọng với những thông tin chia sẻ như trên của Hocmai.vn đã giúp các bạn định hình rõ hơn về ngành Kỹ thuật cơ điện tử nói chung cũng như ngành Kỹ thuật cơ điện tử của trường ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng, qua đó có thể đưa ra được những phương hướng phù hợp cho bản thân mình nha!
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều thay đổi lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới - công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và vũ trụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế.
KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC LÀ GÌ ?
Kỹ thuật cơ khí động lực là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.
Lĩnh vực kĩ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí động lực của trường Đại học Nam Cần Thơ sẽ được trang bị:
- Khối kiến thức khoa học cơ sở: toán, lý, hóa, tin học, anh văn, phương pháp tính.
- Khối kiến thức cơ sở ngành: đặc tính, tính chất, tính toán của các dạng toán lý hóa trong điều kiện thực tế, có liên quan đến chuyên ngành (cơ học, nhiệt học, điện năng, vật liệu, thủy lực…).
- Khối kiến thức về sử dụng các phần mềm thiết kế – mô phỏng: AutoCAD, Matlab, LabVIEW…
- Khối kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của động cơ, gầm, điện, hệ thống tự động điều khiển, thiết bị tiện nghi. Kiến thức tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện ô tô, hệ thống tự động điều khiển…
- Kiến thức về cấu tạo, chức năng của các thiết bị, quản lý, lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc trong xưởng ô tô.
- Kiến thức phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của phương tiện. Kiến thức kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm động cơ và ô tô.
Chuyên môn nghề nghiệp được rèn luyện thành kỹ năng thông qua các môn thực hành, đồ án, đồ án tốt nghiệp. Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực, sinh viên có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng đo sử dụng các loại công cụ đo chuyên ngành cơ khí.
- Kỹ năng gia công nguội: gia công hình thành sản phẩm cơ khí bằng các phương tiện gia công bằng tay như bào, giũa, máy khoan.
- Kỹ năng xây dựng bản vẽ kỹ thuật cơ khí trên máy tính bằng phần mềm AutoCAD, Catia, Solidwork...
- Kỹ năng xác định chức năng các chi tiết của xe tô tô.
- Kỹ năng vận hành, khai thác động cơ xăng và động cơ diesel, ứng dụng cho các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí động lực.
- Kỹ năng chuẩn đoán hệ thống điện điều khiển động cơ: kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ.
- Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, khảo nghiệm, vận hành các hệ thống điện động cơ được trang bị trên các chủng loại ô tô. Chẩn đoán, tìm pan và khắc phục các hư hỏng cho hệ thống điện động cơ đạt yêu cầu kỹ thuật cao trong thời gian ngắn nhất.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các vị trí
- Vị trí vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực;
- Vị trí điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô, máy động lực;
- Vị trí kiểm định tại các trạm đăng kiểm ô tô;
- Vị trí kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Nam Cần Thơ sẽ nhận được bằng Kỹ sư Kỹ thuật Cơ khí động lực.
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm (tương đương 9 học kỳ).
Số 168, Nguyễn Văn Cừ nối dài, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
(0292) 3 798 168 – 3 798 222 0939 257 838
Anh văn căn bản 1 Giáo dục quốc phòng – an ninh Giáo dục thể chất 1 Triết học Toán cao cấp 1 Vật lý đại cương Nhập môn ngành kỹ thuật cơ khí động lực Quản trị dự án phát triển sản phẩm Cơ học lý thuyết Kỹ thuật nhiệt Kinh tế chính trị Anh văn căn bản 2 Giáo dục thể chất 2 Chủ nghĩa xã hội khoa học Tin học căn bản Toán cao cấp 2 Dung sai - Kỹ thuật đo
Hình họa & Vẽ kỹ thuật Sức bền vật liệu Giáo dục thể chất 3 Lý thuyết xác suất và thống kê toán Pháp luật đại cương Tư tưởng Hồ Chí Minh Thực tập cơ khí (Nguội, hàn, gia công cơ khí) Công nghệ hàn Nguyên lý máy Kỹ thuật điện - điện tử Nguyên lý động cơ đốt trong Thiết kế và tính toán động cơ đốt trong Cấu tạo oto - máy kéo
Cơ học lưu chất ứng dụng Kỹ thuật điều khiển tự động (CKDL) Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ Chi tiết máy - Đồ án Thực tập ô tô Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Thiết kế và tính toán ô tô - máy kéo Lý thuyết ô tô - máy kéo Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô Vi điều khiển
Kỹ thuật ô tô chuyên dùng Truyền động khí nén và thủy lực ứng dụng Kỹ thuật chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Kỹ thuật tàu thủy đại cương Công nghệ kim loại Nhiên liệu và dầu mỡ Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô Thử nghiệm ô tô và động cơ Hệ thống điều hòa không khí & thiết bị tiện nghi trên ô tô Cơ điện tử Quản lý kỹ thuật ô tô và dịch vụ ô tô Nhiên liệu mới cho động cơ và ô tô Kỹ thuật nội ngoại thất oto Công nghệ chế tạo máy Ô tô và ô nhiễm môi trường Thiết bị tàu thuyền Kỹ thuật kiểm định ô tô Ứng dụng máy tính trong thiết kế (CKhi) Đồ án chuyên ngành động lực Thực tập tốt nghiệp (CKDL) Chuyên đề 1: Ô tô điện và Hybrid Chuyên đề 2: Động cơ đốt trong thế hệ mới Khóa luận tốt nghiệp (CKDL) Quản trị thương hiệu Phương pháp nghiên cứu khoa học Matlab ứng dụng Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo