ThienNhien.Net – Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam Bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.
ThienNhien.Net – Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam Bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.
Rơm hiện được xuất khẩu nhiều để làm chiếu, thức ăn cho chăn nuôi gia súc.
Hiện rơm đã và đang được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới. Bài viết dưới đây của NEAT sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp xuất khẩu thành công lô hàng với chi phí hợp lý nhất!
Mã HS Code hàng rơm hiện là: 12130000
Hiện thuế xuất khẩu mặt hàng rơm là 0%
Đặc biệt: Với các doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu, nếu chưa rõ các quy trình và cần tư vấn, vui lòng liên hệ NEAT để có sự hỗ trợ tận tình nhất
Quý khách hàng cần cung cấp về số lượng hàng (Volume) - tuyến xuất khẩu mong muốn và các giấy tờ sau trước tiên:
Lần đầu tiên xuất khẩu rơm sang Nhật
Dự kiến sản lượng rơm, rạ mà TP Cần Thơ xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn gia súc vào khoảng 220.000 tấn/năm.
Sáng 18.11, Hiệp hội Xuất nhập khẩu thịt bò Nhật Bản (J-Bix) đã ký kết bản ghi nhớ với UBND TP Cần Thơ về việc nhập khẩu nguyên liệu rơm, rạ từ Nông trường Sông Hậu (huyện Cờ Đỏ) và đề án Nhật Bản hỗ trợ vốn ODA giúp nông dân Cần Thơ chăn nuôi bò.
Ông Aoyama, Phó Chủ tịch J-Bix, cho biết hằng năm hiệp hội cần khoảng 220.000 tấn rơm để làm thức ăn gia súc. Nguồn nguyên liệu mà J-Bix nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc. “Nhưng năm vừa qua, phía Trung Quốc xuất rơm sang nước chúng tôi thì có đến 5.000 tấn bị ký sinh. Vì vậy, chúng tôi đang tìm thị trường khác để thay thế” - ông Aoyama nói.
Theo ông Nguyễn Thanh Phú, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, khả năng đáp ứng 220.000 tấn rơm để xuất khẩu của nông trường là “dư sức”. Ông Aoyama cho biết sẽ cử cán bộ cũng như đưa trang thiết bị sang Cần Thơ để tập huấn cho người lao động cách thu gom, chế biến rơm để xuất qua Nhật.
Ngoài ra, ông Nakashima, Giám đốc thị trường nước ngoài của J-BIX, còn đánh giá dự án chăn nuôi bò tại Nông trường Sông Hậu tập trung phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đàn bò thịt và bò sữa theo mô hình khép kín từ khâu chọn giống đến thành phẩm. Dự án chú trọng đến mô hình trồng hạt ngũ cốc và cỏ để cung cấp thức ăn cho bò trong nông trại. Do đó, J-BIX đang được xây dựng kế hoạch trình Chính phủ Nhật xem xét và tài trợ vốn ODA cho dự án.