Trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn là một trong những ngôi trường hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Với bề dày lịch sử lâu đời, từ những năm chiến tranh đến thời bình, trường luôn là ngọn cờ đầu trong lĩnh vực giáo dục. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn nhé!
Trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn là một trong những ngôi trường hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Với bề dày lịch sử lâu đời, từ những năm chiến tranh đến thời bình, trường luôn là ngọn cờ đầu trong lĩnh vực giáo dục. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn nhé!
Trong hệ thống trường THPT của tỉnh Lạng Sơn, được xếp ngay sau trường THPT chuyên Chu Văn An là trường THPT Việt Bắc. Trường đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và luôn là “đầu tàu” của trường.
Trường THPT Việt Bắc được thành lập vào năm 1947 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trải qua hàng chục năm khó khăn gian khổ với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các thế hệ thầy và trò của trường vẫn không ngừng nỗ lực, phấn đấu cho công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Với truyền thống 74 năm xây dựng và phát triển, toàn thể cán bộ, viên chức Nhà trường đã tích cực vượt khó, nêu cao tinh thần tự lực vươn lên, khơi dậy trí tuệ, tài năng và lòng nhiệt huyết trong công việc. Phương pháp dạy học đổi mới, kiểm tra, đánh giá đổi mới nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính hăng hái, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Học sinh của trường trong buổi sinh hoạt đầu tuần.
Năm học 2020-2021 đạt được nhiều thành tích ấn tượng, chất lượng giáo dục không ngừng chuyển biến, trật tự kỷ cương trường học được duy trì ổn định. Hiệu suất 99,5% là khá tốt. Tỷ lệ học sinh giỏi đạt 21%, tăng 0,89 điểm phần trăm; có tổng số 60 giải trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh, trong đó có 01 giải Nhất, 6 giải Nhì, 15 giải Ba và 38 giải KK (tăng 04 từ năm học trước). Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh đạt 3 giải Ba, 1 giải Tư. Thi tốt nghiệp đạt 99,7%.
Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh đảm bảo môi trường giáo dục an toàn. Nhà trường đã vận động được hơn 70 triệu đồng để hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Chú trọng giáo dục toàn diện học sinh; đẩy mạnh văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Hội khỏe cấp tỉnh của trường được 14 huy chương.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đưa ra nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục.
Toàn cảnh trường THPT Việt Bắc từ trên cao.
Nếu như năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh khá giỏi mới là 0,6%, khá 23,8% thì đến năm học 2011-2012, tỷ lệ học sinh khá giỏi là 4,1%, khá 48,1%. 3 năm liền (2010-2012), tỷ lệ đỗ tốt nghiệp luôn đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi đạt 20%. Số học sinh trúng tuyển vào đại học tăng đều qua các năm, năm 2012 đạt hơn 40%. Với việc nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn luôn được quan tâm, nếu như năm học 2007-2008 trường có 22 học sinh giỏi cấp tỉh thì năm học 2007-2008 trường đạt 96 giải cấp tỉnh, 1 giải cấp quốc gia. năm học 2011-2012.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 -2022, Trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn thông báo: Điểm chuẩn tuyển sinh trường THPT Việt Bắc là 28,25. Đây là số điểm cao nhất trong khối THPT.
Căn cứ vào điểm chuẩn đã được công bố, Hội đồng tuyển sinh của trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn sẽ nhanh chóng tổ chức họp xét tuyển, in danh sách học sinh trúng tuyển và đối chiếu thông tin của các học sinh đến nộp hồ sơ.
Trường THPT Việt Bắc với khuôn viên khá rộng rãi và hiện đại.
Trong những năm gần đây, quy mô của trường không ngừng được mở rộng, tính đến năm học 2011-2012 trường có 174 cán bộ giảng viên, 60 lớp giảng dạy, hơn 2.400 sinh viên. Với nhiều học sinh, lớp học, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện? Vấn đề này luôn được CBGV nhà trường quan tâm. Mặc dù các chuyên đề do Bộ GD & ĐT xây dựng cho từng năm học là khác nhau nhưng nhà trường luôn coi đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là chìa khóa để nâng cao chất lượng học sinh.
Trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn là trường công lập thuộc quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn. Do đó, mức học phí tại trường sẽ tuân theo quy định của Sở GD&ĐT dành cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện dạy và học, tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng nghỉ, thầy và trò trường THPT Việt Bắc đã làm cho tên tuổi của trường ngày càng rực sáng hơn trong ngành giáo dục. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn.
Vị trí tỉnh Lạng Sơn trên bản đồ Việt Nam
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Năm 2018, Lạng Sơn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 790.500 người dân [8], GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng (tương ứng với 1,3184 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (tương ứng với 1.668 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.[9]
Có vị trí 21°19'-22°27'B, 106°06'-107°21'Đ.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị thuộc huyện Cao Lộc. Có 1 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (huyện Lộc Bình) và nhiều lối mở biên giới với Trung Quốc.
Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh.
Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía Nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541 m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía Đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu và địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 194 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 175 xã.[10]
Sau khi Thăng Long thất thủ năm 1592, nhà Mạc chạy về Cao Bằng. Trong thời gian từ 1593 - 1677 đã xây dựng thành nhà Mạc tại Lạng Sơn để chống lại tiến công của Nhà Lê - Trịnh.
Lạng Sơn là 1 trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (1831). Khi mới thành lập, tỉnh Lạng Sơn bao gồm 1 phủ là phủ Trường Khánh (Tràng Khánh) và 7 châu: Ôn Châu, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan và Văn Uyên. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), đổi các châu Yên Bác, Văn Quan, Thất Tuyền thành các huyện. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), đặt thêm phủ Tràng Định. Từ đó, tỉnh Lạng Sơn có 2 phủ là phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định.[12]
Từ ngày 9 tháng 9 năm 1891 đến ngày 20 tháng 6 năm 1905, Lạng Sơn là Đạo quan binh (chỉ huy trưởng đầu tiên là Servière) sau đó lại tái lập tỉnh.[13] Công sứ đầu tiên ở Lạng Sơn là Hocquart.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc.
Sau năm 1945, tỉnh Lạng Sơn có thị xã Lạng Sơn và 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.
Tháng 7 năm 1947, Khu ủy 12 quyết định tạm thời chuyển huyện Lộc Bình về tỉnh Hải Ninh quản lý. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 6 năm 1949, huyện Lộc Bình được sáp nhập trở lại tỉnh Lạng Sơn.[14]
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang được sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày)[13]. Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến ngày 27 tháng 12 năm 1975.
Ngày 16 tháng 12 năm 1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng; 2 huyện Văn Uyên và Thoát Lãng hợp nhất thành huyện Văn Lãng.[15]
Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975 đến ngày 29 tháng 12 năm 1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn vừa tái lập.[16]
Ngày 17 tháng 10 năm 2002, chuyển thị xã Lạng Sơn thành thành phố Lạng Sơn[17]. Tỉnh Lạng Sơn có 1 thành phố và 10 huyện như hiện nay.
Ngày 25 tháng 3 năm 2019, thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.[18]
Có Quốc lộ 1, quốc lộ 1B, quốc lộ 3B, quốc lộ 31, quốc lộ 4A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, sông Kỳ Cùng đi qua.
Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7 dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tày 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông, khác: 4,61%. Dân số sống ở đô thị 23,6%; dân số sống ở nông thôn 76,4%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người. Còn lại các tôn giáo khác như Minh Lý đạo có 6 người, Hồi giáo có 5 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo có 2 người và 1 người theo đạo Cao Đài.[19]
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lạng Sơn xếp ở vị trí thứ 53/63 tỉnh thành.[20]
Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam, ví dụ như bài ca dao truyền khẩu dưới đây:
Lạng Sơn là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam:
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Bõ công bác mẹ sinh thành ra ta.
Một số địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, danh thắng ở Lạng Sơn:
Đặc sản, ẩm thực như: Nem nướng Hữu Lũng, bánh chưng đen Bắc Sơn, mắc mật, rượu Mẫu Sơn, khâu nhục, hồng Bảo Lâm, vịt quay lá mắc mật, bánh ngải Mai Pha, quýt vàng Bắc Sơn, phở chua Lạng Sơn, bánh giò gấc Trấn Yên, thạch đen Tràng Định, ốc núi Hữu Liên, bánh coóng phù, bánh bí đỏ, lợn quay nguyên con lá mắc mật, trám đen Văn Quan, cao khô Vạn Linh, rượu mía Nà Rọ, củ gió, gà sáu cựa bản Khao, bánh khảo Tràng Định, chanh rừng Mẫu Sơn, bánh khẩu xi Cao Lộc, rau sau sau, tôm rừng, trà hoa vàng, cao khô chợ Bái, hạt dẻ Văn Lãng, gà vàng Vạn Linh, gừng đá, đào Mẫu Sơn, hoa hồi Văn Quan, cải làn Cao Lộc, bánh cuốn trứng Lạng Sơn, chè xanh Đình Lập, củ dong Tràng Phái, xôi lá cẩm, phở vịt quay, bánh áp chao, na dai Đồng Bành, bánh pẻng khua Tràng Định, lạp xưởng nhồi, rau bò khai, bánh mì nướng Lạng Sơn, ếch hương Mẫu Sơn, măng ớt ngâm quả mắc mật, bánh cao sằng, ba kích Đình Lập, mắc cọp.
Theo số liệu khảo sát của Sở Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn, đến năm 2003, Lạng Sơn có trên 365 lễ hội dân gian với tính chất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các lễ hội tiêu biểu như:[21]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về