Thời Tiết Hà Nội Ngày 11 Tháng 11 Năm 2023

Thời Tiết Hà Nội Ngày 11 Tháng 11 Năm 2023

Thời tiết Hà Nội tháng 11 có gì khác biệt? Cùng BestPrice tìm hiểu những điều thú vị khi du lịch Hà Nội tháng 11 dưới bài viết này nhé!

Thời tiết Hà Nội tháng 11 có gì khác biệt? Cùng BestPrice tìm hiểu những điều thú vị khi du lịch Hà Nội tháng 11 dưới bài viết này nhé!

Có một Hà Giang thật lạ lúc đông về

Tháng 11, những cơn gió lạnh đã tràn về và mùa đông cứ thế ghé thăm miền đất biên viễn này mà chẳng có lấy một lời hẹn trước. Để rồi khi sớm mai ta thức giấc, Hà Giang dường như có thêm những điều chấm phá lạ lẫm vô cùng. Đâu đó là những giọt sương giăng trên những nhành cây, tán là và cung đường uốn lượn quanh chân núi. Đâu đó còn là sắc hoa tam giác mạch bắt đầu chuyển sắc hồng đang phủ kín các sườn đồi, là sắc cải vàng rực rỡ như tô điểm thêm cho không khí có phần âm u của tiết trời ấy. Mùa đông Hà Giang đẹp như thế nên cũng không khó hiểu vì sao tháng 11 – dịp đông sang người ta lại chẳng hẹn mà cứ thế xách balo và bắt xe ngược lên miền biên giới để tìm về Hà Giang.

Đến Hà Giang ta mới cảm nhận được nỗi vấn vương mà chúng ta cảm nhận từ con người và cuộc sống nơi đây mà chẳng lời thơ hay áng văn nào có thể miêu tả được. Suốt dọc đường lang thang trên những cung đường đèo ngày cuối tháng 11 hôm ấy, tôi gặp những ánh mắt thơ ngây của đám trẻ miền sơn cước. Chúng nhoẻn miệng cười mặc cho tôi có cho kẹo hay bánh hay không,… Điều ấy làm cho suy nghĩ của tôi bỗng trở nên khó dứt ra, đó chẳng phải nỗi buồn, cũng không phải sự thương hại và mừng vui thì lại càng sai,… Có lẽ đó là cái cảm giác canh cánh trong lòng, cái cảm giác khiến con người ta phải rung động.

Hà Giang tháng 11 – Mùa của những sắc hoa

Cứ mỗi dịp cuối tháng 10 – đầu tháng 11 hàng năm, từng dòng người cứ nô nức đổ xô về miền đất Hà Giang để ngắm mùa hoa tam giác mạch. Loài hoa ấy nhẹ nhàng bung nở và khoe sắc khắp những triền núi, triền đồi và thậm chí trên cả những vách đá tai mèo chênh vênh. Hoa tam giác tượng trưng chp sức sống mãnh liệt lên cả những vách đá đầy chông gai.

Chính nhờ loài hoa tam giác mạch mà Hà Giang tháng 11 như được khoác thêm chiếc áo mới. Trên mảnh đất cao nguyên chỉ toàn đá và đá mà chúng ta vẫn thấy nơi rẻo cao, những đồi hoa tam giác mạch nở rộ thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn. Loài hoa ấy không những phủ khắp núi rừng Hà Giang mà dường như còn len lỏi theo từng bước chân của du khách đi vào những bản làng nép mình trong thung lũng.

Hoa tam giác mạch cứ độ tháng 11 là bắt đầu ửng hồng tựa như một tấm áo thướt tha làm cho vùng đất Hà Giang thêm sắc màu. Có lẽ vì vậy mà người ta thường ghé tới làng Lũng Cẩm ở huyện Đồng Văn để ngắm nhìn loài hoa này. Đối với tôi cũng không phải ngoại lệ khi chọn Sủng Là làm điểm dừng chân trong chuyến đi của mình. Suốt đoạn hành trình kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ từ thành phố Hà Giang tới Sủng Là, tôi có cảm giác như mình đi qua mấy cuộc đời dài, nhiều chông chênh mà cũng lắm mong đợi trước khi đặt chân tới Sủng Là.

Thế nhưng Hà Giang đâu chỉ có hoa tam giác mạch. Tháng 11 đông về còn khiến con người ta sửng sốt vì sắc vàng của hoa cải. Không biết vô ý hay hữu ý mà hoa cải lại chỉ nở đẹp nhất mỗi dịp đông về. Hình như hoa cải sợ đất trời Hà Giang lạnh lẽo vào mùa đông nên chọn cách nở rộ để sưởi ấm bầu không khí đang tái tê lạnh giá ở vùng biên giới. Như song hành với hoa tam giác mạch, những cánh đồng hoa cải trải dài từ Quản Bạ tới Đồng Văn và e ấp khắp những hiên nhà của con người nơi đây.

Hà Giang và cuộc sống bình dị miền biên viễn

Mùa đông ở Hà Giang lạnh lắm và cứ mỗi độ đông về, nhịp sống ở phố núi vốn đã chậm nay lại càng chậm hơn. Và phải cho đến khi ta thật sự hòa mình vào nhịp sống ấy, ta mới cảm nhận được cuộc sống bình dị ở Hà Giang.

Hà Giang bình dị và với tôi, đó còn là một nơi đầy an yên. Hà Giang có đầy đủ tất cả mọi thứ để chúng ta hoài niệm về quê hương. Đến Hà Giang, chúng ta bắt gặp những đàn trâu trắng đang gặm cỏ như bước ra từ sách Tập đọc cấp 1. Trên cổ những chú trâu ấy đeo lục lạc, đi lững thững đăng sau những cô, cậu bé chân trần, mặt mũi lấm lem nhưng luôn nở nụ cười tươi trên môi. Hà Giang còn là những lũy tre làng đung đưa trong gió, là những đôi bạn thân lớn lên cùng thời chăn trâu, cắt cỏ và nên duyên vợ chồng. Ghé Hà Giang mà có cảm giác như chúng ta đang “quay ngược thời gian” trở về thời thơ ấu, trở về với ngôi làng của chính chúng ta cùng lớn lên. Và có lẽ, đi thật xa cũng là một cách để trở về.

Người Hà Giang thân thiện và mến khách lắm. Chúng ta không khó để bắt gặp cảnh những người dân quây quần bên bếp lửa bập bùng và kể những câu chuyện đời thường. Chắc chắn bên cạnh họ cũng không thể thiếu những vò rượu ngô thơm ngon – loại rượu mà những cô thiếu nữ uống vào sẽ đỏ ửng một chút ở gò má.

Và chẳng gì tuyệt vời hơn khi bạn ghé Hà Giang vào tháng 11 – tháng mùa đông trên mảnh đất cao nguyên này. Chẳng ai quên được cảm giác ngồi bên bếp lửa suýt xoa đôi tay giữa nền nhiệt dưới 10 độ C và thưởng thức chút thịt lợn cắp nách, thịt trâu gác bếp hay những đặc sản khác của Hà Giang. Khói cứ thế nghi ngút bốc lên và dưới bầu không khí ấm cúng ấy, ta chợt nghĩ về mảnh đất này – nơi mà tình người luôn trọn vẹn dù thời gian có đổi thay.

Hà Giang còn đẹp vì những cô cậu bé luôn giữ trên môi nụ cười dù trời có giá rét hay hoàn cảnh khó khăn ra sao đi chăng nữa. Có lẽ không chỉ riêng tôi mà đa phần khách du lịch đều có cùng suy nghĩ về người Hà Giang. Họ thật thà, chất phác, tràn đầy lòng hiếu khách và là những người sống tình cảm. Đối với tôi, những con người mà tôi gặp trong suốt chuyến đi ấy đều nồng hậu, nhiệt tình như thể tôi là người anh em xa lâu ngày trở về nhà. Đó là những tình cảm mà tôi sẽ không bao giờ quên khi nhớ về Hà Giang.

Đi Hà Giang tháng 11 đừng quên ghé thăm những phiên chợ vùng cao nhé. Chẳng biết chợ hình thành từ bao giờ nhưng người dân Hà Giang hàng tuần vẫn tới đó để trao đổi, buôn bán. Ở chợ phiên có tiếng í ới nhau của các bà mẹ, có những gian hàng bán đồ thổ cẩm và có cả ánh mắt hồn nhiên của những đứa trẻ chờ mẹ. Chợ phiên Hà Giang tựa như nét âm hưởng của chốn núi cao vậy.

Có tìm tới chợ phiên mới nhận thấy sự ấm áp trong những ngày đông lạnh giá. Những lời trao đổi mua bán, những gian bếp nghi ngút khói bán đồ ăn dường như làm cho mùa đông bớt lạnh đi đôi phần. Có lẽ đi vòng chợ vài lượt, chọn lấy một món làm kỷ niệm và thưởng thức bát thắng cố nóng hổi cùng ly rượu ngô sẽ khiến bạn quên mất rằng: Ngoài kia đang là mùa đông lạnh lẽo.

Xem thêm để biết: Lịch chợ phiên Hà Giang vào ngày nào? Có gì hấp dẫn

Hà Giang tồn tại một thứ đặc sản gọi là “những cung đường đèo”. Nếu như Hà Nội nổi tiếng vì 36 phố phường, Đà Lạt với biệt danh thành phố ngàn hoa thì Hà Giang lại nổi tiếng vì những công trình mang dấu ấn hoài cổ và hàng chục con đèo nối tiếp nhau.

Trong số đó phải nói tới dốc Bắc Sum – một trong những con đường hiểm trở mà các phượt thủ luôn muốn chinh phục. Dốc Bắc Sum rất nguy hiểm, khó đi và là thử thách cực đại của các phượt thủ. Điều tuyệt vời của dốc Bắc Sum chính là việc đứng từ trên cao nhìn xuống

Cung đường Thẩm Mã – con dốc hiểm trở các phượt thủ luôn muốn chinh phục. Là một trong những con đường nguy hiểm khó đi ở vùng núi phía Bắc, dốc Bắc uốn lượn đã thách thức độ “cừ” của biết bao tay lái và lòng dũng cảm khát khao khám phá Hà Giang. Đứng nơi đây nhìn xuống những triền dốc nhỏ, cảm giác được là mình hoang dại, đó là mỹ mãn, là bồi hồi của tuổi trẻ.

Tương truyền rằng dốc Thẩm Mã là nơi người xưa thử ngựa. Theo quan điểm của người Mông thì do điều kiện khó khăn cũng như đặc điểm địa hình nên những con ngựa của các hộ dân phải được họn lựa kỹ lưỡng để phục vụ cho cuộc sống. Vì vậy những con ngựa sẽ được cho chạy qua nhiều con dốc và chỉ giữ lại những con ngựa khỏe nhất. Từ đó cái tên dốc Thẩm Mã đã gắn liền với cung đèo này. Ngày nay, dốc Thẩm Mã hiện lên với vẻ đẹp ma mị khiến biết bao du khách phải suýt xoa khi ghé thăm.