Tốc Độ Tăng Trưởng Của Trung Quốc Năm 2023

Tốc Độ Tăng Trưởng Của Trung Quốc Năm 2023

Tốc độ tăng GDP năm 2023 đạt 5,05%

Tốc độ tăng GDP năm 2023 đạt 5,05%

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...

Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 của tỉnh ước đạt 7,03%; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,12%; khu vực dịch vụ tăng 8,64%; khu vực nông nghiệp tăng khoảng 5,88%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng khoảng 6,94%.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 73.230 tỷ đồng (giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người ước đạt 62,6 triệu đồng (2.665 USD/người), tăng 9,5% so cùng kỳ.

Báo cáo cho biết, cơ cấu nền kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng; trong đó nông nghiệp chiếm 10,9%, công nghiệp và xây dựng chiếm 32,6%; dịch vụ chiếm 48% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 8,5%).

Về thu ngân sách nhà nước cả năm của tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt khoảng 11.000 - 11.500 tỷ đồng, vượt 10,8% dự toán. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ...

Điểm sáng trong bức tranh chung nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023, là lĩnh vực du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, thông qua nhiều hoạt động kích cầu du lịch trong khuôn khổ Lễ hội Festival bốn mùa; tỉnh đã xây dựng, khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch và dịch vụ mang thương hiệu đặc trưng như: “Huế - Thành phố Lễ hội”,  “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”;…

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di sản tập trung ở khu vực Đại Nội và một số hoạt động mới bổ sung tại Quần thể Di tích Cố đô, sản phẩm du lịch đêm ở phố đi bộ khu vực Hoàng thành Huế và Hai Bà Trưng.

Cùng với đó, tỉnh đã chú trọng phát triển các chương trình, sản phẩm du lịch gắn với các làng nghề truyền thống như: Làng gốm Phước Tích, làng nón Phú Cam, nghề đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, Thanh Toàn, Ghành Lăng, Parle, A Nôr, A Roàng,.... Các chương trình du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, du lịch đồng quê, du lịch kết hợp chữa bệnh tại khu nước khoáng Thanh Tân, Mỹ An..., các loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi, các tour du lịch homestay tại khu vực thành phố Huế và phụ cận cũng được tổ chức thường xuyên.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với bản sắc văn hóa và con người Huế được phát huy và giới thiệu di sản văn hóa Cố Đô tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ngoài ra, ngành Du lịch Thừa Thiên Huế cũng đã đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch, kết nối miền Di sản với các địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dự kiến năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh ước đạt 3,2 - 3,3 triệu lượt khách; trong đó, khách du lịch nội địa chiếm khoảng 75%; tổng thu từ khách du lịch đạt từ 7.000 - 8.000 tỷ đồng.

Nhờ du lịch phục hồi, tăng trưởng mạnh, kéo theo là hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá; nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, hàng hóa dồi dào, đa dạng luôn đáp ứng kịp thời cho người dân. Năm 2023, lĩnh vực thương mại ước thực hiện tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 60.000 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Hoạt động vận tải hành khách năm 2023 ước đạt 30.000 nghìn lượt khách, tăng 35,6% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 21.500 nghìn tấn, tăng 15,8%; doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước…

Ông Nguyễn Văn Phương nhận định năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế còn gặp những khó khăn, thách thức; đặc biệt là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường xuất khẩu và đơn hàng sụt giảm; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai; một số dự án sản xuất tạo động lực mới cho ngành công nghiệp chậm đưa vào hoạt động,… đã tác động rất lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhưng được sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh cùng với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Thừa Thiên Huế đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn; đôn đốc tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, có tác động lan tỏa tạo động lực phát triển…

“Đến nay, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đã phục hồi tích cực trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 ước 7,03%, đây là mức tăng trưởng khá, xếp thứ 28/63 tỉnh/ thành cả nước, thứ 9/14 tỉnh/thành trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (ước đạt 4,7-5,8%); Thu ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 11.000 - 11.500 tỷ đồng, vượt dự toán HĐND tỉnh giao”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội nghị Năm 2022, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong ngành đối với từng nhiệm vụ... Qua đó, một số chỉ tiêu của ngành Xây dựng năm 2022 (so với cùng kỳ năm 2021) đã đạt kết quả tích cực.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước đạt 8 - 8,5%. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7%, tăng 1,2% so với năm 2021. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%; tỷ lệ lập quy hoạch phân khu đối với 22 đô thị loại I, 2 đô thị đặc biệt đạt khoảng 79%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 25,5m2 sàn/người, tăng 0,5m2 sàn/người so với năm 2021. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 94,2%, tăng 2,2% so với năm 2021. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống còn 16,5%, giảm 0,7% so với năm 2021. Tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom xử lý đạt khoảng 15%...

Về vật liệu xây dựng, giá trị sản xuất xi măng ước đạt sản lượng sản xuất 85,36 triệu tấn, giảm 9,92% so với năm 2021, tiêu thụ 87,31 triệu tấn, giảm 9,81% so với năm 2021. Sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt 471,5 triệu mét vuông, tăng 8,39% so với năm 2021, sản lượng tiêu thụ khoảng 459 triệu mét vuông, tăng 16,2% so với năm 2021...

Trong năm 2022, Bộ đã trình Chính phủ báo cáo Quốc hội hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và được đưa vào Chương trình xây dựng luật năm 2023, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm, thông qua tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV. Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 'Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030'...

Bộ đã phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, theo đó, đã có đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; chỉ ra một số tồn tại của thị trường bất động sản Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thị trường phát triển an toàn, lành mạnh...

Năm 2023, Bộ Xây dựng đặt chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng về xây dựng đạt 6,5 - 7%. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành/nội thị ước đạt 42,6%; tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị ước đạt 53,9%. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 96%. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống khoảng 16%. Tỷ lệ thu gom xử lý nước thải đạt khoảng 17%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 26m2 sàn/người. Sản lượng sản xuất xi măng khoảng 93,13 triệu tấn...