Đh Huế

Đh Huế

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024 *******

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024 *******

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐH HUẾ

Địa chỉ: Số 34 Lê Lợi, Phường Phú Hội, Thành phố Huế.

Điện thoại liên hệ tuyển sinh:  (0234).282.4243; - Di động: 0823476555 Email:  [email protected] ;

Website:  http://www.dhsphue.edu.vn  Facebook:  facebook.com/dhsphue;

TRÍCH ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2024:

1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học

Theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (viết tắt là Bộ GDĐT) và Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy của Đại học Huế ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-ĐHH ngày 23/02/2023 của Giám đốc Đại học Huế.

1.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

PT1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp Trung học phổ thông (học bạ)

PT2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT) năm 2024.

PT3: Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi TN THPT năm 2024 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu (đối với các ngành đào tạo có tổ hợp môn xét tuyển kết hợp giữa điểm và hóa và điểm thi năng khiếu).

PT4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

PT5: Xét tuyển theo phương thức riêng của Đại học Huế.

PT6: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện xét tuyển

1.3.2.1. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) (PT1)

Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển với điều kiện: điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung của môn học đó (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển (gọi là Điểm M) được tính theo công thức như sau:

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (thuộc Lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên)

- Xét tuyển trình độ đại học dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên; xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

- Điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo bằng tiếng Anh: Người học phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt mức tối thiểu: Học kì 1 lớp 12 môn Tiếng Anh đạt 6,5 điểm trở lên; hoặc bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam; hoặc các chứng chỉ tương đương (A2, IELTS: 3.5, TOEIC: 400, TOEFL ITP: 400, TOEFL CBT: 96, TOEFL IBT: 40, Cambridge Test: 45-64 PET hoặc 70-89 KET).

- Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

b) Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tin; Tâm lý học giáo dục)

Tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 18.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

1.3.2.2. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (PT2)

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên

- Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi của các môn đó trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

- Xếp loại hạnh kiểm của thí sinh lớp 12 (theo học bạ) đạt từ loại khá trở lên.

b) Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tin; Tâm lý học giáo dục)

Công bố điểm xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

1.3.2.3. Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu (PT3)

a) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với kết quả thi các môn năng khiếu

- Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

- Điểm môn văn hóa phải thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu

- Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung môn học đó của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm môn văn hóa theo công thức Điểm M được nêu ở PT1.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

- Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (gồm môn văn hoá và hai môn năng khiếu) cộng điểm ưu tiên (nếu có) phải ≥ 19,5.

c) Thí sinh ngành Sư phạm Âm nhạc có điểm thi các môn năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.

1.3.2.4. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành (PT4)

Thí sinh được xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

Ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

1.3.2.5. Xét tuyển theo phương thức riêng của Trường (PT5)

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp đối với thí sinh thỏa mãn một trong các tiêu chí sau (số lượng trúng tuyển lấy theo thứ tự từ i) đến vii), xếp hạng giải từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng, vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm tốt nghiệp THPT, điểm trung bình năm học lớp 12):

i) Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển của ngành đăng kí xét tuyển).

ii) Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương đương) trong các cuộc thi âm nhạc/mỹ thuật cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non.

iii) Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương đương) trong các cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại khá trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc.

iv) Học sinh trường THPT chuyên có học lực lớp 12 đạt loại giỏi được ưu tiên xét tuyển vào ngành phù hợp với môn chuyên trong chương trình học THPT.

v) Học sinh THPT đạt xếp loại giỏi ba năm liên tục (các lớp 10, 11 và 12).

vi) Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển điểm thi THPT 2024 thì: điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định. Đối với các ngành còn lại, điều kiện xét tuyển là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

vii) Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm học bạ: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển kết quả học tập THPT thì điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là: Học lực năm lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên; hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) xếp loại khá trở lên và tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0; Đối với các ngành còn lại: tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

1.3.2.6. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (PT6)

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của Trường với điều kiện:

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: thí sinh đạt xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

- Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Đối với ngành Giáo dục Mầm non, ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa + 1/3 điểm ưu tiên) ≥ 6,33 điểm.

- Riêng đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 18,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên) ≥ 6,0 điểm.

b) Đối với các nhóm ngành còn lai: tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh

1.5.1 Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Căn cứ trên điểm sàn xét tuyển đối với ngành đào tạo giáo viên, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và các yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GDĐT ở kỳ tuyển sinh năm 2024.

1.5.2 Đối với các ngành đào tạo khác (ngoài sư phạm): từ 18,0 điểm trở lên đối với phương thức xét học bạ và từ 15,0 điểm trở lên đối với phương thức xét điểm thi (đã cộng điểm ưu tiên nếu có).

1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của Trường sử dụng trong xét tuyển

- Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

- Đối với thí sinh sử dụng PT3 để xét tuyển (điểm môn văn hóa kết hợp thi môn năng khiếu), phải đảm bảo ngưỡng điểm văn hóa, cụ thể: (Điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên) ≥ 1/3 ngưỡng đảm chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Chỉ tiêu chính thức sẽ được công bố sau khi có công văn giao chỉ tiểu tuyển sinh năm 2024 của Bộ GDĐT. Đây là căn cứ để Nhà trường thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên nhập học có đăng ký hưởng Nghị định 116/2020/NĐ-CP (chỉ tiêu nhu cầu xã hội). Đối với những ngành có sinh viên nhập học vượt quá chỉ tiêu nhu cầu xã hội được Bộ GDĐT giao, Nhà trường sẽ căn cứ số lượng sinh viên đăng ký hưởng Nghị định 116 theo thực tế, thành lập Hội đồng để xét chọn theo các tiêu chí và lấy kết quả từ trên xuống cho đến khi hết chỉ tiêu được giao. Sinh viên không thuộc diện được hỗ trợ chính sách Nghị định 116 thì không được hỗ trợ chi phí sinh hoạt và thực hiện đóng học phí theo quy định.

- Trường sẽ tổ chức xét tuyển theo chỉ tiêu từng phương thức đã công bố. Phương thức xét tuyển nào sau khi xét vẫn còn thừa chỉ tiêu sẽ được chuyển chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển khác có nhu cầu tuyển sinh trong tổng chỉ tiêu đã được xác định.

1.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức, điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển

1.7.1. Thời gian, hình thức: Thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế.

1.7.2. Điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/dự thi: thí sinh thỏa mãn điều kiện xét tuyển theo quy định tại mục 1.3.2.

1.7.3. Thông tin về kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực năm 2024 (bao gồm cả các môn năng khiếu)

1.7.3.1. Kỳ thi đánh giá năng lực các môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức

a. Đối tượng, điều kiện dự thi và phạm vi áp dụng

- Đối tượng dự thi: Thí sinh là học sinh lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), có nhu cầu thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

+ Có hồ sơ đăng kí dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định.

+ Có đủ sức khỏe, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị cấm thi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý: Thí sinh phải đáp ứng quy định về điều kiện xét tuyển cụ thể của mỗi trường đại học, cao đẳng. Nhà trường sẽ gửi kết quả thi qua địa chỉ email thí sinh đã đăng kí trực tuyến hoặc thí sinh có thể thí sinh truy cập vào website của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tại https://nangkhieu.dhsphue.edu.vn/ để xem và tải kết quả thi của cá nhân.

- Phạm vi áp dụng: Chứng nhận kết quả thi chỉ có giá trị xét tuyển đại học, cao đẳng trong cùng năm tuyển sinh.

NK1: Hát (tự chọn) NK2: (Kể chuyện theo tranh)

NK1: (Cao độ và Tiết tấu) NK2: (Hát/Nhạc cụ)

c. Thời gian đăng ký dự thi và tổ chức thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu

+ Đợt 1: Từ ngày 01/04/2024 đến ngày 25/4/2024

+ Đợt 2: Dự kiến từ ngày 01/6/2024 đến ngày 20/6/2024

+ Đợt 1: Từ ngày 17/5/2024 đến ngày 19/5/2024

+ Đợt 2: Dự kiến từ ngày 12/7/2024 đến ngày 14/7/2024

+ Đợt 1: Dự kiến ngày 25/5/2024

+ Đợt 2: Dự kiến ngày 19/7/2024.

1.7.3.2. Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế công nhận và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực các môn văn hoá của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy (xem mục 1.3.2.6).

Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho bộ phận tuyển sinh của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế để đăng ký xét tuyển.

Để nắm thông tin chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng nhập trực tiếp vào website:

1.8. Chính sách ưu tiên (xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển)

1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

Lệ phí dự thi đánh giá năng lực các môn thi năng khiếu để đăng kí xét tuyển vào các ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc là 320.000 đồng/hồ sơ.

1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

- Sinh viên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên được đào tạo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (đối với các môn chuyên ngành): Học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

- Sinh viên không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Nộp học phí theo quy định hiện hành.

- Sinh viên đạt kết quả học tập tốt sẽ được xét cấp học bổng của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân.

- Lộ trình tăng học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

1.11. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm

- Xét tuyển đợt 1: Theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT và của Đại học Huế.

- Xét các đợt bổ sung: Theo kế hoạch chung của Đại học Huế.

1.12. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)

- Những ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, điểm trúng tuyển của các tổ hợp được xét bình đẳng như nhau. Điểm xét tuyển theo thang điểm 30.

- Các ngành đào tạo giáo viên không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp, khiếm thính, khiếm thị.

- Chỉ tiêu xét tuyển được phân chia theo từng phương thức tuyển sinh, dựa trên tình hình thực tế thí sinh đăng ký xét tuyển của từng phương thức, Nhà trường sẽ điều chuyển chỉ tiêu trong tổng số chỉ tiêu được Bộ GDĐT và Đại học Huế giao.

Trong lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền giáo dục Huế, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế là một điểm sáng đáng chú ý với bề dày truyền thống xây dựng và phát triển từ năm 1957. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường đã sớm xác lập ảnh hưởng, khẳng định uy tín và vị thế của một trong những trường đại học đầu tiên của miền Nam Việt Nam, mang đậm dấu ấn của vùng đất Cố đô đẹp và thơ, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và đấu tranh cách mạng. Từ đó đến nay, ảnh hưởng, uy tín, vị thế và bản sắc đó đã được lớp lớp thế hệ thầy trò kế thừa và phát huy xứng đáng dẫu rằng trong quá trình phát triển đã gặp không ít khó khăn, thách thức do tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Trải qua chặng đường hơn 65 năm với những tên gọi khác nhau, quá trình xây dựng và phát triển Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) được khẳng định qua ba giai đoạn chính.