Thuế cư trú (còn được gọi là thuế thị dân) là một loại thuế địa phương tại Nhật Bản. Mục đích của việc thu thuế cư trú này là để đảm bảo kinh phí phục vụ cho địa phương. Tiền thuế cư trú sẽ được dùng để phục vụ cho việc giáo dục, phúc lợi, xử lý rác thải, phòng chống thiên tai và các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
Thuế cư trú (còn được gọi là thuế thị dân) là một loại thuế địa phương tại Nhật Bản. Mục đích của việc thu thuế cư trú này là để đảm bảo kinh phí phục vụ cho địa phương. Tiền thuế cư trú sẽ được dùng để phục vụ cho việc giáo dục, phúc lợi, xử lý rác thải, phòng chống thiên tai và các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
Để hỗ trợ cho người dân sống ở Nhật; kể cả người Nhật và người nước ngoài; pháp luật Nhật Bản quy định một số trường hợp có thể làm thủ tục hoàn thuế cư trú ở Nhật. Đa phần những đối tượng này đều là những người gặp khó khăn trong việc đóng thuế.
Như các bạn đã biết, thuế cư trú được tính dựa trên mức thu nhập cá nhân của bạn ở năm trước. Do đó, trong năm hiện tại, vì một lý do nào đó mà thu nhập của bạn bị giảm đi một cách đáng kể so với năm trước; khi đó bạn có quyền thực hiện cách nhận lại thuế cư trú ở Nhật.
Bạn cũng cần lưu ý, không phải bất cứ trường hợp nào bị giảm thu nhập cũng có thể xin hoàn thuế. Điều này còn phụ thuộc vào những điều kiện khác nhác ở mỗi địa phương.
Ở một vài địa phương cho phép miễn giảm thuế cư trú với những trường này. Bạn cần kiểm tra thông tin chi tiết tại địa phương bạn ở để tránh mất quyền lợi nhé.
Thuế thị dân (住民税) sẽ được miễn giảm khi bạn đang trong tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên số tiền thuế được miễn giảm sẽ khác nhau tùy theo quy định riêng ở mỗi địa phương. Bạn cần phải tra cứu trên trang thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến cơ quan địa phương; nơi mà bạn đang sinh sống ở Nhật; để biết được tình hình cụ thể.
Nếu bạn là du học sinh hay thực tập sinh nước ngoài, bạn nên nắm rõ những loại bảo hiểm ở Nhật cần phải đóng
Biên soạn: Đăng Thị Thanh Hoa – Tư Vấn Viên
Video: Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Vấn đề xác định một cá nhân cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”) của họ, nhất là đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghĩa vụ thuế TNCN của hai đối tượng có nhiều sự khác biệt. Thuế TNCN đối với cá nhân cư trú đánh trên thu nhập phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngược lại, cá nhân không cư trú chỉ phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông qua bài viết này, BLawyers Vietnam sẽ nêu một số vấn đề cần lưu ý bên dưới.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Thời gian này được tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Đối với cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày đến và ngày đi có chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) trong kỳ tính thuế để xác định số ngày cư trú tại Việt Nam. Trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày hoặc nếu nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Ví dụ 1: Ông A là người nước ngoài có ngày đến và rời khỏi Việt Nam thể hiện trên hộ chiếu như sau:
Số ngày có mặt tại Việt Nam của cá nhân này trong năm 2021 tổng cộng là 242 ngày nên ông A được xác định là cá nhân cư trú trong kỳ tính thuế năm 2021.
Ví dụ 2: Ông B là người nước ngoài có ngày đến và rời khỏi Việt Nam như sau:
Nếu tính trong năm 2021 thì ông B có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính theo 12 tháng liên tục từ 01/12/2021 đến 30/11/2022 thì ông B có mặt 364 ngày.
Như vậy, ông B được xác định là cá nhân cư trú trong kỳ tính thuế 12 tháng liên tục từ 01/12/2021 đến 30/11/2022.
(i) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định.
Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an.
(ii) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định:
Tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê với thời hạn thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
(iii) Không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước khác:
Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú (như đã nêu ở trên).
Công văn số 11314/CT-TTHT của Cục thuế Hồ Chí Minh ngày 21/11/2016
Trường hợp ông Kazuki Yamasaki người Nhật Bản làm việc tại Việt Nam từ ngày 11/05/2016, có hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam từ ngày 11/05/2016 đến ngày 31/07/2017, có thể cư trú hiệu lực từ ngày 27/06/2016 đến ngày 27/06/2018 thì thuộc đối tượng cá nhân cư trú tại Việt Nam cho năm tính thuế 2016.
Công văn số 3604/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế ngày 04/09/2015
Theo những quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Nidec Tosok có người lao động là người nước ngoài có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam ghi trên Thẻ tạm trú nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày và không chứng minh được là đối tượng cư trú tại Nhật trong năm 2015 thì khi chi trả thu nhập cho cá nhân, Công ty thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú.
Trường hợp người lao động là người nước ngoài có nơi ở thường xuyên tại Việt nam ghi trên thẻ tạm trú nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày và có Giấy chứng nhận cư trú là đối tượng cư trú tại Nhật trong năm 2015 thì khi chi trả thu nhập cho cá nhân, Công ty thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam.
Công văn số 970/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế ngày 23/03/2018
Ông Taizo Mizuno người Nhật Bàn vào Việt Nam làm việc từ năm 2012 đến ngày 24/4/2014 rời khỏi Việt Nam. Các năm 2012, 2013, 2014 Công ty đã thực hiện khấu trừ và quyết toán thuế TNCN của ông Taizo Mizuno theo quy định tại Việt Nam.
Ngày 28/10/2017 ông Taizo Mizuno trở lại Việt Nam làm việc và dự kiến sẽ làm việc đến ngày 27/10/2019.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên và tình trạng cư trú của cá nhân, ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam để xác định tình trạng cư trú và năm tính thuế đầu tiên của ông Taizo Mizuno là ngày 28/10/2017. Nội dung công văn số 6647/CT-TTHT ngày 22/12/2017 của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên là phù hợp với quy định hiện hành.
Công văn số 3276/TCT-DNNCN của Tổng Cục Thuế ngày 11/08/2020
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp trong năm 2019 Ông Nguyễn Hoàng Sơn có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, có mặt tại Nhật Bản trên 183 ngày và được cơ quan thuế Nhật Bản cấp giấy chứng nhận cư trú thì Ông Nguyễn Hoàng Sơn là đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoàng Sơn có trách nhiệm kê khai thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại Việt Nam trong năm 2019 theo thuế suất toàn phần.
Tóm lại, Tóm lại, cần phải xác định một cá nhân là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN của cá nhân đó tại Việt Nam.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ [email protected]. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!
3 vấn đề lưu ý về việc trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Chính sách thuế đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh điện mặt trời mái nhà